Lễ hội mùa xuân vùng cao Tây Nguyên – Đà Lạt năm 2022

3.7 3 Bình chọn
Article Rating

Bạn đang có ý định đi du lịch ở Tây Nguyên và chưa biết lễ hội nơi đây tổ chức ở địa điểm nào, thời gian khi nào. Hãy theo dõi cập nhật thông tin mới nhất mà chúng tôi tổng hợp lại ngay bên dưới đây nhé!

Có người nói Tây nguyên là vùng đất mà mỗi bước chân đi là có một huyền thoại. Đằng sau những ngọn thác trắng xóa, những cánh rừng đại ngàn xanh biếc có biết bao điều bí ẩn. Không ở đâu có nhiều lễ thức như ở Tây nguyên. Do tín ngưỡng “vạn vật hữu linh”, nên bất cứ điều gì liên quan đến sản xuất và đời sống con người, đều phải có sự cầu xin để được Yang (ông trời) cho phép tiến hành. Khi làm xong và được việc thì phải tạ ơn. Vi phạm luật lệ cộng đồng sẽ khiến Yang nổi giận thì phải tạ tội… Từ đó vùng đất Tây nguyên diễn ra dày đặc các lễ thức, lễ nghi, lễ hội. Tiêu biểu và độc đáo trong các lễ hội của người dân Tây nguyên có lễ đâm trâu, lễ hội cồng chiêng, lễ bỏ mả…

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Khoảng thời gian diễn ra lễ hội: Hiện nay vẫn chưa có thời gian diễn ra lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên cụ thể mà mỗi năm tổ chức vào một thời điểm khác nhau.

Lễ hội cồng chiêng tổ chức luân phiên trong 5 tỉnh Tây Nguyên đó là Đăk Lăk, Lâm Đồng, Kontum, Đăk Nông và Gia Lai.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên có thể nói là một lễ hội lớn và thu hút du khách nhất ở Tây Nguyên mà ai cũng muốn một lần được tham dự. Nhờ vào những truyền thống quý báu còn lưu giữ và sự tinh tế trong nét văn hóa của người dân Tây Nguyên mà lễ hội này ngay nay đã trở thành di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại được tổ chức UNESCO công nhận. Trong mùa lễ hội, bạn sẽ được hòa mình vào những giai điệu hào hùng hay nhẹ nhàng được đánh ra do những chiếc cồng chiêng người dân Tây Nguyên tự tay làm ra. Nếu thích bạn hãy cùng những chàng trai, cô gái Tây Nguyên ca múa bên đống lửa bập bùng và thưởng thức đặc sản trong lễ hội ở Tây Nguyên này để hiểu rõ hơn về cuộc sống văn hóa của người dân nơi đây nha.

Lễ hội cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hoá cồng chiêng tại Tây Nguyên. Lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Đó không những là một sự kiện quan trọng của người dân tây nguyên mà còn cả với đất nước Việt Nam. Trong lễ hội nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình bày, biểu diễn không gian văn hoá của dân tộc và của tỉnh mình.

le-hoi-cong-chieng-tay-nguyen-2

Do mang đậm màu sắc du lịch nên nó thường được giới thiệu trong các chương trình du lịch như của du lịch Đắk Lắk. Những lễ hội dân gian đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên sẽ được dựng lại, nhằm kêu gọi cộng đồng cùng chung sức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của cư dân các dân tộc. Đồng thời giới thiệu với du khách những thành tựu về kinh tế, văn hóa và tiềm năng du lịch của các dân tộc Tây Nguyên.

Trong mỗi lễ hội, cồng chiêng là phương tiện duy nhất để con người thông linh (với thần), giao hòa với trời đất và giao tiếp trong cộng đồng. Đánh cho khỉ trên cây cũng quên bám chặt vào cành đến ngã xuống đất/ Đánh cho ma quỉ mải nghe đến quên làm hại người (Trường ca Đam San). Sử thi của người Êđê, M’Nông còn kể lại những cuộc “chiến tranh” giữa các bộ tộc nhằm chiếm đoạt cồng chiêng.

Các tộc người Tây nguyên quan niệm nhạc cụ như con người – càng nhiều tuổi tiếng nói càng được tôn trọng. Cồng chiêng càng lâu năm, trải qua nhiều lần nghi lễ càng thiêng.

Lễ hội đua voi ở Buôn Đôn – Bản Đôn ở Tây Nguyên

– Thời gian diễn ra lễ hội: Tháng 3 hàng năm là thời điểm lễ hội đua voi diễn ra ở Buôn Đôn.

– Địa điểm diễn ra lễ hội: Buôn Đôn, xã Krông na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk.

le-hoi-dua-voi-buon-don-ban-don

Đây là một lễ hội ở Tây Nguyên rất nổi tiếng và sôi động, được tổ chức mỗi năm khi tháng 3 đến lễ hội tổ chưc trong 3 ngày. Với nhiều hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn thì lễ hội này hứa hẹn sẽ khiến cho bạn cực kỳ thích thú. Một số nội dung quan trọng của lễ hội đó là lễ cúng lễ cúng sức khỏe cho voi, bến nước, lễ ăn trâu mừng mùa (đâm trâu), voi đá bóng, voi chạy, voi bơi vượt sông Sê rê pôk, hội thi văn hoá ẩm thực các dân tộc, lễ cúng lúa mới mừng được mùa và Hội thi giã gạo…

Lễ hội đâm trâu người Bana Tây Nguyên

Lễ Đâm trâu là nghi lễ độc đáo trong các ngày hội lớn của buôn làng như: Mừng lúa mới, mừng nhà rông, mừng được mùa… Đó là ngày hội mang những nét văn hóa truyền thống, thể hiện tinh thần đoàn kết của mọi thành viên trong cộng đồng tình yêu thiên nhiên, thần linh được gắn với nhau chặt chẽ, là sự kế tục truyền thống xa xưa của người Tây nguyên. Lễ hội thường tổ chức ở bãi đất trống trong làng. Ngày đầu tiên, tiếng cồng chiêng nổi lên để mời gọi và đón tiếp thần linh cũng như những người tham dự và hoàn thành các bước chuẩn bị cho lễ hội. Trong suốt thời gian này, cồng chiêng liên tục nổi lên để khuấy động không khí, làm vang động núi rừng.

le-hoi-dam-trau-tay-nguyen

Lễ hội Đâm trâu là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, gắn liền với những hoạt động văn hóa truyền thống, mang ý nghĩa tâm linh và nhân sinh sâu sắc. Đỉnh cao của lễ hội là lúc mũi lao cắm vào tim con trâu, những âm thanh, điệu múa, lời ca vang lên xung quanh cột đâm trâu. Đó cũng chính là linh hồn của lễ hội. Ý nghĩa của lễ hội Đâm trâu còn được phản ánh qua không khí linh thiêng, đậm chất núi rừng khi vị chủ lễ thông báo tình hình buôn làng trong năm; cầu mong sự phù hộ của các vị thần linh về dự lễ, chứng giám cho tấm lòng của dân làng. Hòa cùng tiếng trống, tiếng chiêng là sự cổ vũ của mọi người, tạo thanh thế cho các chàng trai tay lao, tay giáo nhảy xung quanh con trâu. Trong những ngày lễ, tiết mục đâm trâu là phần không thể thiếu, nó thể hiện rõ tính chất của lễ hội. Không khí buổi lễ không hề lắng xuống sau lễ đâm trâu. Lúc này cả làng quây quần bên ché rượu cần, bên những mâm thịt, cùng nhau nhảy múa, ăn uống quanh đống lửa, tận hưởng những thành quả của ngày lễ, sự ban thưởng của thần linh.

le-hoi-dam-trau-tay-nguyen-1

Vào khoảng tháng Chạp đến tháng 3 âm lịch, người Banar ở Tây Nguyên lại mở lễ hội đâm trâu, gọi là Koh Kpo hoặc Groong Kpo Tonơi, để vui đón năm mới, mừng sức khỏe mọi người và cầu chúc mùa màng tươi tốt.

Theo tục lệ của dân Banar, Jrai, hàng năm dân làng tổ chức một lần hội đâm trâu tại nhà rông, mọi phí tổn trong ngày hội do dân làng đóng góp lại. Người chủ trì ngày hội là già làng, đứng gần cột buộc trâu. Thanh niên nam nữ đáng chiêng, cồng, múa đứng sau lưng già làng. Những thanh niên có nhiệm vụ đánh trống, chiêng, cồng trong ngày hội, đầu chít khăn đỏ, mặc áo (loại áo ngày lễ dành cho con trai), đóng khố. Nữ thanh niên mặc áo phia, váy koteh (loại áo, mặc ngày hội của con gái). Các già làng và trai tráng chọn bãi đất rộng, bằng phẳng, không xa buôn làng để mời thần linh về chứng kiến. Gưng gồm cây nêu, cột buộc trâu và các cột để trang trí. Cây nêu bằng tre vút thẳng dựng ở giữa. Một cột chính bằng cây Pleng hay cây Xmuôn chôn vững để buộc trâu. Quanh cây nêu người ta trồng từ 4 – 8 trụ gỗ tròn cao 2 – 3 mét, đường kính già nửa gang tay, kẻ trang trí các khoang với gam màu mạnh như xanh, đỏ, đen, trăng. Các trụ gỗ bố trí khoảng cách đều nhau theo hình hoa thị đối xứng, trên buộc nối các đoạn dây rừng tạo thề liên hoàn, vững chắc. Trên ngọn nêu có những thanh ngang tỏa ra 4 phía, mỗi đầu thanh có vòng tre như mặt trời. Những đoãn dây tết, những tam giác đan bằng lạt tre, những chùm ống chiên gió… lủng lẳng dưới các vòng mặt trời. Trên cao nữa, gần chỗ túi thiêng tượng trưng cho trí tuệ và sức mạnh là hình ảnh cách điệu của chim Kring (đại bàng) tượng trưng cho sứ giả của hạnh phúc.

le-hoi-dam-trau-tay-nguyen-2

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày đêm. Vị tộc trưởng, thầy cúng hoặc già làng làm chủ lễ hiến tế. Hết ngày thứ nhất, sang ngày thứ hai, một dàn chiêng 8, 10, 12 chiêng đồng tấu lên giai điệu trầm hùng cùng với trống lớn Bnưng. Những trai tráng trong làng cởi trần, đóng khố, tay cầm gậy múa Kơ-tếch, giành riêng cho lễ hội đâm trâu. Những thanh niên khoẻ mạnh, đầu chít khăn đỏ, tay cầm chiên gươm sáng loáng lao ra, vừa múa vũ khí, vừa đi vòng tròn để lừa dịp đâm trâu.

le-hoi-dam-trau-tay-nguyen-3

Sau cuộc nhảy múa, họ bắt đầu đâm trâu. Khi con trâu đã tắt thở, thầy cùng mang chiên nồi đồng nhỏ đến hứng huyết trâu hòa với rượu, bộ phận đao kiếm tiếp tục xẻ thịt trâu, làm thịt trâu xong, họ chia đều cho từng bếp trong buôn làng. Một phần thịt trâu sẽ được dành lại để uống rượu chung tại nhà rông. Thịt trâu được xẻ ra, chia đều cho các bếp trong buôn.Thịt trâu cùng Giàng bày riêng thành 5 nhóm trên bàn thờ và được vẩu rượu tiết trâu. Buồng gan trâu được chia nhỏ cho trai làng ăn để tăng thêm sức mạnh. Cuộc vui mùa hát vẫn tiếp tục quanh đống lửa. Người già thì uống rượu, hát H’mông, trai gái chưa vợ, chưa chồng tìm đến nhau, nhảy múa cho đến khi tàn ngọn lửa, đến lúc mặt trời mọc… Những ngày ở lễ hội đâm trâu, cũng là những ngày hội của nghệ thuật cồng chiêng, vì nhiều nhà đem bộ cồng chiêng của mình tới tham dự. Lễ hội đâm trâu như bảo tàng sống động về nét văn hóa dân gian của người Banar, làm phong phú thêm sắc thái văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Lễ ăn cơm mới của người Êđê ở Tây Nguyên

Lễ ăn cơm mới, vừa để tạ ơn thần, vừa để vui mừng chung hưởng kết quả của một quá trình lao động nhọc nhằn, vất vả của đồng bào Ê đê.

Thời gian diễn ra lễ hội: Lễ hội ăn cơm mới của Tây Nguyên được tổ chức vào thời gian cuối năm âm lịch, khi mà người dân thu hoạch xong lúa (từ tháng 11 đến tháng 1 theo dương lịch).

Địa điểm diễn ra lễ hội: Tất cả các buôn làng trên địa bàn Tây Nguyên

Theo phong tục của người Ê đê, sau khi thu hoạch lúa xong, đưa lúa về nhà, đổ đầy bồ, mọi gia đình đều làm lễ rước hồn lúa và cúng bồ lúa để cầu mong thần lúa giúp cho chủ nhà luôn được lúa đầy bồ. Tiếp đến, mọi nhà đều làm Lễ cúng cơm mới.

le-an-com-moi-2

Lễ vật dâng cúng trong Lễ ăn cơm mới. Ảnh: vinaculto

Lễ ăn cơm mới của đồng bào Ê đê không diễn ra đồng loạt mà tuần tự từng nhà, theo trật tự đã thoả thuận trước. Lễ được tổ chức to hay nhỏ, nhiều ngày hay ít ngày cũng tuỳ thuộc vào kết quả thu hoạch mùa màng của mỗi gia đình.

Lễ chia làm 2 phần cơ bản: Phần lễ (“Lễ cúng thần”) và phần hội (“Ăn cơm mới”). Lễ vật cúng gồm: thịt heo; rượu cần; cơm mới; bầu nước lã; ông điếu; bếp đựng than; các nông cụ (1 cây cuốc, 1 cây rựa, 1 cây rìu)… Sau khi lễ vật được bày biện xong, gia chủ sẽ mời thầy cúng giàu kinh nghiệm, được mọi người kính nể tiến hành làm lễ cúng cho Yàng (thần).

Khi tiếng chiêng nổi lên, thầy cúng đọc lời khấn nguyện tỏ lòng biết ơn các thần: “Ơ Yang phía đông, Yang phía tây, Yang mây, Yang đất… Nay lúa đã suốt về, gà đã mổ, rượu đã đầy ché… Xin mời các Yang hãy cầm cần rượu, ăn miếng thịt gà, bát cơm mới đầu mùa. Mong Yang cho mùa mùa sau lúa ngoài rẫy sai bông, mẩy hạt, đến kỳ thu hoạch đầy gùi, ngập kho… “. Khấn xong, thầy đi vẩy rượu chúc phúc nơi bếp lửa, dàn chiêng, cầu thang, kho lúa.

le-an-com-moi-3

Già làng Ama Loan làm lễ cúng. Ảnh: vinaculto

Sau phần nghi lễ, bắt đầu cuộc tiệc vui. Khi các ché rượu cần đã được buộc vào cột gươl, lợn, gà đã được mổ thịt xong xuôi thì thầy cúng hút rượu cần hoà vào một bát tiết lợn, rồi trân trọng mời nữ chủ nhân cao tuổi nhất trong gia đình. Sau đó, thầy đi vẩy rượu chúc phúc nơi bếp lửa, cầu thang, kho lúa, dàn chiêng. Khi nghi lễ kết thúc là lúc tiệc vui bắt đầu.

le-an-com-moi-4

Nữ chủ nhân là người đầu tiên thưởng thức rượu cần. Ảnh: vinaculto

Sau nghi thức cúng, người nữ chủ nhân trong gia đình được mời uống rượu cần đầu tiên, tiếp đó mới đến những người trong họ và du khách tới dự. Những người dự lễ được mời nối tay trên cần rượu, nghe chiêng, nghe hát Aday (một loại dân ca trữ tình). Trước khi ra về, mỗi người khách còn được chủ nhà biếu một gói thức ăn nhỏ, như sự chia đều may mắn cho mỗi gia đình.

Lễ ăn cơm mới không chỉ là dịp để người Ê đê tận hưởng thành quả sau những ngày lao động nhọc nhằn, mà ý nghĩa lớn hơn là để người dân tạ ơn thần, bởi thần lúa là vị thần rất được coi trọng trong các vị thần được tôn thờ.

Lễ bỏ mả của người Gia Rai và Bana ở Tây Nguyên

Lễ bỏ mả hay còn gọi là lễ Pơ thi. Đây là lễ hội lớn của người Gia rai và Ba na. Người Gia rai và Ba na cũng như một số tộc người khác ở Tây nguyên tin sau khi chết, linh hồn sẽ về thế giới bên kia sống với tổ tiên. Nhưng linh hồn của người chết không đi hẳn, không sống hẳn với thế giới bên kia mà sau một thời gian sẽ trở lại, tái sinh làm người bằng cách nhập vào thể xác của những đứa trẻ. Chính do quan niệm như vậy nên họ có cách ứng xử riêng với người chết và có tục làm lễ Bỏ mả để tiễn đưa linh hồn người chết ra đi. Chỉ sau lễ Bỏ mả đó, linh hồn người chết mới hoàn toàn tách khỏi mọi ràng buộc với cuộc sống, mới thực sự về với cội nguồn của mình, còn người sống thì được giải phóng khỏi mọi liên hệ với người chết.

le-bo-ma-1

Lễ bỏ mả là một trong những lễ hội mang sắc thái văn hóa độc đáo nhất của người Tây nguyên, là cả một truyền thống ứng xử đầy tính nhân văn của người sống đối với người chết. Tiếng cồng chiêng trầm hùng, những điệu múa trang trọng lưu luyến. Trong ngôi nhà mồ uy nghi những pho tượng mồ trầm tư, cùng với những bữa ăn bằng món ăn truyền thống, những bài cúng lâm ly đậm chất dân gian… tạo nên bức tranh văn hóa sống động của lễ hội Bỏ mả, góp phần cùng với những lễ hội khác tô điểm cho bức tranh văn hóa Tây nguyên giàu bản sắc, vô cùng độc đáo, hấp dẫn, lôi cuốn một cách kỳ lạ.

le-bo-ma

Xuân Tây nguyên đến vào tháng Ba, trước khi mùa mưa bắt đầu chừng hai, ba tháng. Lúc này cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa nở, ong bướm bay rợp trời. Cảnh quan cũng tạo cho con người niềm hứng khởi. Bài hát “Tháng Ba Tây nguyên” (nhạc Văn Thắng, thơ Thân Như Thơ) với những ca từ làm say đắm lòng người, giúp ta hình dung phần nào khung cảnh mỗi khi về Tây nguyên: “Tháng Ba, mùa con ong đi lấy mật/ Mùa con voi xuống sông uống nước/ Mùa em đi phát rẫy, làm nương/ Anh vào rừng đặt bẫy, cài chông…”.

Lễ mừng lúa mới Của Người J’rai Và Ba Na ở Tây Nguyên

Lễ mừng lúa mới hay còn gọi là lễ hội mùa xuân của các tộc người J’rai và Bahnar Êđê thường diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 11 dương lịch năm trước cho đến tháng 1 năm sau, đây là thời gian rảnh rỗi của con người sau khi đã thu hoạch xong vụ mùa thắng lợi và cũng là thời gian cho đất “nghỉ ngơi” theo tập quán. Đây là bản sắc văn hóa độc đáo và cũng là một trong những lễ hội lớn hàng năm của các tộc người này với mong ước mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng ở các buôn làng.

le-mung-lua-moi-1

Lễ mừng lúa mới thường được tổ chức theo từng buôn làng, sau đó mới tỏa về từng nóc nhà. Lễ cúng mừng lúa mới diễn ra trong khoảng một giờ đồng hồ, sau đó đến đốt lửa và cồng chiêng nổi lên âm vang khắp một vùng, mọi người đều ăn uống no say & vui chơi tại chỗ đến ngày thứ 2, thứ 3.

le-mung-lua-moi

Sau khi lễ hội chung của làng kết thúc, bà con lại tiếp tục lễ cúng mừng lúa mới theo từng nóc nhà. Nhà nào khá giả thì giết lợn và mời cả thầy về cúng lễ, sau đó chia thịt cho những nóc nhà lân cận cùng ăn. Có nhà thì đơn giản hơn với một miếng thịt nhỏ, chai rượu mua và tự cúng thần Ia Pôm. Dù lễ cúng lớn hay nhỏ thì điều quan trọng nhất là mâm cơm phải bằng được nấu bằng hạt lúa mới.

Lễ Tạ Ơn Cha Mẹ Của Người J’rai Và Ba Na

– Thời gian tổ chức: Kế thúc lễ mừng lúa mới

– Địa điểm diễn ra: cộng đồng người J’rai và Ba Na ở Kon Tum

le-ta-on-cha-me-1

Lễ tạ ơn cha mẹ là một lễ hội ở Tây Nguyên được tổ chức tại các bản làng của người dân thuộc dân tộc Jrai và Bana để tỏ lòng biết ơn với đấng sinh thành. Những người con đã lập gia đình và ở riêng sẽ chọn một ngày lành để về lại nơi sinh ra với vật cúng có thể là  bò, lợn, gà, trâu dựa vào khả năng của mỗi người và nghi lễ tạ ơn những người đã sinh thành, dưỡng dục được tổ chức sau đó cùng liên hoan, ăn uống trong khoảng 2 ngày. Điều đặc biệt là lễ tạ ơn sẽ tổ chức cả ở nhà nội lẫn nhà ngoại, người con chuẩn mâm lễ để tạ ơn cho cả hai nhà đều như nhau chứ không phân biệt nội ngoại để chứng tỏ cả hai bên đều quan trọng như nhau. Đây là lễ hội ở Tây Nguyên đáng được học tập mang nét văn hóa được đánh giá cao nhằm răn dạy đạo đức của con cái.

Mùa xuân và lễ hội bắt chồng ở Tây Nguyên

Vào ban đêm, khi mọi người đã say giấc nồng, thiếu nữ Chu Ru (Lâm Đồng) cùng 10 người thân trong gia đình sẽ đến nhà trai thực hiện việc “bắt chồng”.

Tháng 2, tháng 3 trên Tây Nguyên mùa hoa cà phê nở trắng, những bông hoa pơlang trên những thân cây cao vút nở rực cả đất trời, khi mùa con ong đi lấy mật cũng là lúc ở khắp các bản làng của đồng bào Chu Ru ở Lâm Đồng rộn ràng bước vào mùa cưới, mùa bắt chồng của các thiếu nữ.

le-hoi-bat-chong

Nhà gái đến nhà trai làm lễ cưới.

Người dân tộc Chu Ru ở Tây Nguyên sống theo chế độ mẫu hệ vì vậy khi một thiếu nữ đến tuổi lấy chồng, không giống như các dân tộc khác, họ phải mang lễ vật đi hỏi chồng với chi phí khá tốn kém. Riêng của cưới để mang sang cho nhà trai cũng phải tốn cả cây vàng, chưa kể đến tiền chi phí làm lễ tiệc chiêu đãi khách khứa trong lễ cưới của cả hai bên gia đình.

Thường bắt đầu từ mùng 1 Tết cho đến hết tháng 3 âm lịch là mùa “bắt chồng” diễn ra rộn ràng ở Tây Nguyên. Theo phong tục, khi đã ưng ý một chàng trai nào đó, cô gái sẽ về thông báo với gia đình. Vào ban đêm, khi mọi người đã say giấc nồng, thiếu nữ cùng 10 người thân trong gia đình sẽ đến nhà trai. Trước đây, những thiếu nữ không đủ tiền để cưới chồng chỉ cần dệt cho mình 3 chiếc khăn thổ cẩm để làm lễ vật sang nhà trai.

le-hoi-bat-chong-1

Đại diện nhà gái đeo nhẫn vào cho chàng trai.

Nếu được sự đồng thuận, cô gái sẽ dâng khăn cho chàng trai và kể từ giây phút đó, họ đã được chấp nhận là con cái trong nhà. Hai bên tiến hành lễ hợp hôn cho đôi trai gái. Cô dâu (sơ đíu) và chú rể (pơ sang) sẽ trùm chung một tấm khăn trong khi nghe lời răn dạy của các bậc cao niên hai dòng họ về cuộc sống gia đình. Đến khoảng 1-2 giờ sáng, đôi trai gái sẽ được đưa về nhà gái, chính thức nên vợ thành chồng.

Nếu cha mẹ chàng trai không ưa, họ cũng tìm cách khước từ một cách tế nhị để nhà gái ra về mà không cảm thấy bị bẽ mặt. Nếu cô gái vẫn ưng chàng trai này, sau 7 ngày, cô gái lại chọn một đêm đẹp trời đến nhà chàng trai cho đến khi được chấp nhận.

Nhưng thường những đám “bắt chồng” đều thành công bởi ngày nay, nam nữ đã có dịp tìm hiểu và yêu thương tha thiết. Tục bắt chồng chỉ là một cái cớ để những cô gái nhà nghèo có thể kiếm được một tấm chồng ưng ý.

Sau khi được đồng ý, cô dâu sẽ phải ở nhà chồng một tuần. Ngoài việc trổ tài làm nội trợ và làm các công việc nặng nhọc khác, cô dâu mới còn phải tự bỏ tiền túi ra sắm sửa một số đồ dùng cần thiết cho chồng. Đến ngày thứ 8 hoặc thứ 10 thì nhà gái mới đem lễ vật, có thể là một con heo hoặc lương thực, thực phẩm đủ làm 5-7 mâm cỗ cho nhà trai, gái thết đãi họ hàng, bà con. Tàn cuộc vui, nhà gái đưa các con về ở bên nhà mình.

le-hoi-bat-chong-2

Kể từ giây phút được trùm khăn trắng, đôi trai gái này đã thành vợ thành chồng.

Trong đám cưới, người thân, dân làng sẽ tổ chức màn đấu chiêng nhằm mong muốn cho mọi sự mâu thuẫn, bất đồng giữa hai họ sẽ được bỏ qua, cùng chung vui cho cặp vợ chồng mới cưới.

Lễ hội cỏ hồng Đà lạt

Nếu đi du lịch đà lạt vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 bạn sẽ có cơ hội được tham gia chương trình lễ hội cỏ hồng Đà Lạt.

le-hoi-co-hong-da-lat-2

Thời gian tổ chức mùa hội, theo lãnh đạo huyện Lạc Dương: Nếu thời tiết thuận lợi “Mùa hội cỏ hồng Lang Biang” năm 2018, dự kiến diễn ra trong 10 ngày (từ 23/11 đến 2/12/2018). Tại khu vực hồ Đankia – Suối Vàng (thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương).

le-hoi-co-hong-da-lat-1

” Mùa hội Cỏ Hồng Đà Lạt 2018″ là sản phẩm du lịch mới, nhằm giới thiệu thiên nhiên tươi đẹp, giới thiệu loài cỏ hồng độc đáo chỉ có ở Đà Lạt, chỉ nở hoa một lần trong năm.

Mùa hội còn có ý nghĩa hướng các hoạt động du lịch dã ngoại mang tính tự phát vào tổ chức, tạo điều kiện tốt nhất để du khách tham quan trải nghiệm, đồng thời gởi đến mọi người Thông điệp quan trọng : “Hãy trân trọng và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên”.

le-hoi-co-hong-da-lat-3

Với mong muốn tạo điểm đến thú vị và giới thiệu thiên nhiên tươi đẹp của cao nguyên Lang Biang đến du khách gần xa. Trong khuôn khổ mùa hội, diễn ra các chương trình chính, như tổ chức không gian lãng mạn phục vụ du khách tham quan. Chụp hình lưu niệm trên đồi cỏ hồng tự nhiên. Tổ chức giải đua ngựa không yên truyền thống của người đồng bào dân tộc bản địa gốc Tây Nguyên. Triển lãm ảnh nghệ thuật cỏ hồng…

Festival hoa Đà Lạt – Lễ hội hấp dẫn nhất ở Đà Lạt

– Thời gian: Lễ hội được tổ chức 2 năm 1 lần vào dịp cuối năm

– Địa điểm: Trung tâm thành phố Đà Lạt

festival-hoa-da-lat-1

Từ năm 2005 nhằm tôn vinh người trồng hoa, nên cứ 2 năm một lần người dân ở đây lại tổ chức một lễ hội vô cùng long trọng “festival Hoa Đà Lạt” vào dịp cuối năm để phục vụ du khách cũng như tôn vinh nghề trồng hoa ở đây.

festival-hoa-da-lat

Sân khấu chính nơi diễn ra lễ hội thường được đặt ở gần hồ Xuân Hương với các màn biểu diễn vô cùng hấp dẫn của hàng ngàn diễn viên chuyên nghiệp và quần chúng. Bên cạnh các tiết mục khai mạc, bế mạc, các tiết mục văn nghệ đặc sắc thì tới với “festival Hoa Đà Lạt” bạn còn có thể tham gia các trường trình hấp dẫn khác như: Hội chợ triển lãm hoa, diễu hành hoa trên đường phố với nhiều hoa lớn nhỏ, hội chợ thương mại, lễ hội tình yêu và lễ cưới tập thể của những đôi uyên ương từ mọi miền của đất nước tập trung về đây, lễ hội rượu vang, chương trình chinh phục đỉnh Langbiang…

Để chuẩn bị cho lễ hội thì người Đà Lạt thường mất rất nhiều thời gian và công sức để trang trí tô điểm những con phố, tuyến đường trở nên lung linh lộng lẫy hơn bao giờ hết. Tham dự lễ hội lớn ở Đà Lạt này chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm thú vị không bao giờ quên.

Lễ hội Trà – Một lễ hội độc đáo ở Đà Lạt

Thời gian: Thường được tổ chức vào tháng 12 của năm.

Địa điểm: Không gian lễ hội mở rộng tổ chức ở cả 3 địa bàn còn lại làm nghề trà là huyện Bảo Lâm, Di Linh, và Cầu Đất (Tp Đà Lạt).

le-hoi-tra-da-lat-1

Là một trong những lễ hội lớn và độc đáo ở Đà Lạt, lễ hội trà được tổ chức hằng năm nhằm hưởng ứng phong trào cung ứng nguồn nguyên liệu tươi sạch do các doanh nghiệp trà đảm nhận. Hằng năm với các chủ đề được đưa ra thì lễ hội bao gồm các hoạt động nghệ thuật cùng hội thi hái trà cùng sắc màu Tây Nguyên rồi hội thi về kiến thức trà và cuối cùng là giọng hát trà…

Lễ hội hoa Mai Anh Đào Đà Lạt

Sau khi tổ chức thành công chương trình lễ hội Festival Hoa Đà Lạt hàng năm thu hút rất đông du khách đến tham dự UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục tổ chức thêm chương trình Lễ Hội Hoa Mai Anh Đào Đà Lạt để phục vụ khách du lịch.

le-hoi-hoa-anh-dao

Lễ hội dự kiến sẽ được tổ chức vào đầu năm mới 2018 ( Tết Dương Lịch) khi mà Hoa Mai Anh Đào – Loài hoa đẹp nhất của Đà Lạt nở rộ. Toàn bộ chương trình lễ hội sẽ diễn ra chủ yếu tại khu du lịch Hồ Tuyền Lâm với các chương trình ấn tượng như :

– Lễ hội đường phố tại Đường Hầm Đất Sét

– Lễ hội ẩm thực hoa tại TerraCotta Resort

– Giải đánh Golf Mai Anh Đào

– Cuộc thi nhiếp ảnh về Mai Anh Đào

– Đêm nhạc Mai Anh Đào và Tình Yêu

– Sáng tác Logo về Lễ hội Mai Anh Đào Đà Lạt

Quý khách lưu ý chương trình trên là của năm trước còn chương trình năm 2021 sẽ được cập nhật ngay khi có thông báo chính thức.

Múa Khèn Mông – Vũ điệu vùng cao Tây Bắc

Cùng với nhiều hoạt động Văn hóa trong Lễ hội mùa Xuân, Múa Khèn Mông đã thu hút sự quan tâm cổ vũ của đông đảo du khách dự Lễ hội, đây loại hình độc đáo mang đậm bản sắc Văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc nói chung, dân tộc Mông nói riêng.

le-hoi-mua-khen

Đối với đồng bào dân tộc Mông, trong những dịp lễ hội, Tết đến xuân về không thể thiếu tiếng khèn, cùng với những trò chơi dân gian. Đây được coi như là linh hồn của người Mông gửi gắm và thể hiện tiếng lòng của mình với bạn bè, với cộng đồng, với thiên nhiên, núi rừng và thể hiện giá trị văn hóa, làm nên bản sắc độc đáo riêng của người Mông.

le-hoi-mua-khen-3

Nghệ nhân múa khèn với những bước nhún, bước đảo, bước quay hoặc vừa ôm khèn, vừa lăn mình trên đất tạo nên vũ đạo rất đẹp. Tiếng khèn dường như đã trở thành một phương thức để người Mông chuyển tải, thổ lộ những tâm tư nguyện vọng của mình,…

le-hoi-mua-khen-4

Động tác múa khèn rất đa dạng, phong phú: múa nhảy đưa chân, quay đổi chỗ, quay tại chỗ, vờn khèn, lăn nghiêng, lăn ngửa, múa ngồi xổm, đi tiến, đi lùi theo bốn hướng, mỗi bước tiến, bước lùi làm sao chỉ để chân này chạm gót chân kia. Động tác cơ bản là khom lưng, quay hất gót tại chỗ và quay hất gót di động trên vòng quay lớn rồi thu hẹp dần theo hình xoắn ốc.

Các bài biểu diễn múa khèn bao giờ cũng có nội dung vui nhộn, mang ý nghĩa chúc tụng và mời bạn bè cùng tụ họp, vui chơi. Tiếng khèn làm quên đi những khó khăn, vất vả sau một năm chăm chỉ lao động mệt nhọc, góp phần gắn kết tình bạn, tình yêu, tình làng xóm với nhau.

Lễ hội café Buôn Ma Thuột 2021 chủ đề ‘’Tinh hoa đại ngàn’’

Theo Quyết định của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019, Lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 9 đến ngày 16-3-2019 với chủ đề “Tinh hoa đại ngàn”.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019 sẽ có 6 hoạt động chính gồm: Lễ khai mạc; Hội nghị xúc tiến đầu tư Đắk Lắk năm 2019; Hoạt động triển lãm, hội thảo (Triển lãm chuyên ngành cà phê; Hội thảo cà phê đặc sản Việt Nam; Triển lãm ảnh 44 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột – Những chặng đường lịch sử; Triển lãm lịch sử cà phê thế giới; Các hoạt động quảng bá, tôn vinh (Lễ hội đường phố; Cuộc thi chất lượng cà phê đặc sản Việt Nam; Đường sách cà phê; Thưởng thức cà phê miễn phí); Hành trình du lịch (Hội voi Buôn Đôn; Phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn; Hội thi ẩm thực cà phê; Thi dù lượn quốc tế; Đua thuyền độc mộc; Các tour du lịch); Lễ bế mạc.

le-hoi-ca-phe

Với chủ đề “Tinh hoa đại ngàn”, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019 nhằm tiếp tục quảng bá thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột, góp phần nâng tầm giá trị và khẳng định vị thế cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới; tôn vinh người trồng, chế biến và kinh doanh cà phê; động viên cộng đồng cùng chung tay vun đắp cho sự phát triển của văn hóa cà phê trên địa bàn Đắk Lắk nói riêng và Việt Nam nói chung. Đặc biệt, điểm mới nổi bật của Lễ hội lần này là chú trọng quảng bá phát triển cà phê đặc sản Việt Nam, từng bước đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới.

Bên cạnh đó, thông qua các chuỗi hoạt động, sự kiện, Lễ hội tiếp tục giới thiệu hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực chế biến cà phê và các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn; thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Đắk Lắk. Đây cũng là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 44 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10-3-1975 – 10-3-2019) mở màn Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trên đây là những lễ hội văn hóa của người dân Tây Nguyên nổi tiếng và độc đáo mà bạn có thể khám phá nếu muốn du lịch Tây Nguyên. Cứ mùa xuân tới, vùng đất Tây nguyên này lại trở nên rộn ràng với các âm thanh của núi rừng, của âm nhạc đã làm say đắm biết các du khách khi đến nơi đây.

ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH, Việt Nam
About the author: Cộng tác viên Content Marketing – Đam mê khám phá các địa điểm du lịch khắp mọi miền tổ quốc Việt Nam và viết review sau mỗi trải nghiệm đầy thú vị của các chuyến đi thực tế. Hãy theo dõi bài viết của mình và để lại bình luận bên dưới nhé!
3.7 3 Bình chọn
Article Rating
Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest
1 Comment
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] Lễ hội mùa xuân vùng cao Tây Nguyên – Đà Lạt năm 2021 […]