Hải Dương ư? Bạn có biết Hải Dương ở đâu?

Hải Dương là tỉnh nằm ở khu vực Bắc Bộ thuộc đồng bằng sông Hồng trù phú và thơ mộng. Về vị trí địa lý, Hải Dương nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm phía bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Có thể nói tỉnh Hải Dương là thành phố lịch sử bởi nó sở hữu 2207 di tích lịch sử, trong đó có 144 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Hải Dương là miền đất sinh ra và gắn liền nhiều tên tuổi danh nhân tầm cỡ: tướng Trần Hưng Đạo – nhà quân sự lỗi lạc tài ba; Nguyễn Trãi – danh nhân văn hóa thế giới, danh sư Chu Văn An, Danh y Tuệ Tĩnh, lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi.

Cùng với những lễ hội dân gian, xứ Ðông còn nổi tiếng là một trong những cái nôi của nghệ thuật hát chèo, hát ca trù, hát chầu văn, múa rối nước.

Hải Dương – được mệnh danh là xứ Đông với bề dày văn hóa và phong cảnh hữu tình đốn tim du khách

Phương tiện di chuyển đến Hải Dương

Từ Hà Nội đến Hải Dương tầm khoảng 57 km. Chính vì vậy, bạn có thể chọn di chuyển bằng phương tiện xe máy, ô tô hoặc xe khách.

Thời điểm nào đi du lịch Hải Dương phù hợp?

Khí hậu Hải Dương có sự thay đổi rõ rệt theo các mùa nên đẹp nhất và thích hợp nhất là mùa thu. Riêng mùa hè có hơi nắng, nóng song bù lại bạn sẽ được vin cành, bẻ và thưởng thức những trái vải tươi ngon nhất.

Lễ đón bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt thúc đẩy mạnh mẽ phát triển du lịch Hải Dương

Những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hải Dương

Khu di tích Côn Sơn đền Kiếp Bạc

Quần thể di tích nằm trên địa bàn thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương,là một trong 62 di  tích quốc gia quan trọng của Việt Nam. Khu du tích danh thắng Côn Sơn nằm giữa 2 dãy núi Phượng Hoàng – Kỳ Lân thuộc địa phận xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh. Côn Sơn được nhận định là vùng đất linh nhân kiệt: núi non hùng vĩ một bên là Ngũ Nhạc cao 238m so với mực nước biển. Phía trên đỉnh núi là miếu thờ thần núi được đặt tên là “Ngũ nhạc linh từ”. Nhìn bên kia là núi Kỳ Lân hay còn gọi là núi Côn Sơn cao 200 m, trên đỉnh là Bàn Cờ Tiên và di tích nền Am Bạch Vân.

Đền Kiếp Bạc – điểm đến văn hóa lịch sử giá trị của du lịch Hải Dương
Lễ hội truyền thống Côn Sơn diễn ra hàng năm tại khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc

Đền Kiếp Bạc

Cái tên đền Kiếp Bạc được ghép từ hai làng là Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc)  cách Côn Sơn 5km. Nơi đây phong cảnh hữu tình thơ mộng, được bao phủ bởi thung lũng trù phú xung quanh dãy núi Rồng. Lịch sử cho biết, người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo đã chọn nơi đây đóng quân và thế kỷ thứ 14, đền thờ Trần Hưng Đạo được dựng lên trên chính mảnh đất này. Đền hiện lưu giữ được nhiều hiện vật cổ  có giá trị như bia đá , hoành phi, câu đối. Năm 2012, Quần thể di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia đặc biệt.

Chùa Côn Sơn

Hay còn được gọi là chùa Hun, được tọa lạc ở ngay chân núi Côn Sơn. Danh thắng Côn Sơn thu hút khách du lịch thập phương bởi phong cảnh trữ tình, rợp bóng mát dưới các tán cây cổ thụ. Đây còn được coi là một trong những trung tâm của thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập nên. Chùa thiết kế và xây dựng theo lối kiến trúc theo kiểu chữ công gồm có Tiền đường, Thiêu hương, và Thượng điện.

Đảo Cò Chi Lăng Nam

Đảo Cò Chi Lăng Nam hay còn được gọi ngắn gọn là Đảo Cò Hải Dương. Đây là khu sinh thái vô cùng tuyệt vời và rất nổi tiếng khi nhắc đến Hải Dương. Đến với nơi đây du khách sẽ được khám phá hệ sinh thái thiên nhiên quý giá, đảo được bảo tồn làm nơi trú ngụ hơn 2000 cá thể CÒ và VẠC. Tha hồ ngắm nhìn nhiều loại cò vạc quý hiếm như chính tên gọi của nó – Đảo Cò.

Cảm nhận của du khách khi đến thăm đảo Cò Hải Dương:

“Chưa bao giờ mình thấy được nhiều cò đến đến như vậy. Cái cảm giác được chèo thuyền trên mặt hồ ngắm các đàn cò bay qua bay lại, nhâm nhi chén trà trên thuyền làm mình cảm thấy như một cảnh trong các phim kiếm hiệp của Trung Quốc, trên đảo còn có các cồn đất được xây các chòi. Cảm giác thật yomost.” – Sơn Nguyễn Trường

“Phong cảnh tự nhiên rất đẹp, đất lành chim đậu” – Tuân Vũ Đình

“Đẹp, trải nghiệm thú vị” – Do Toan Thang

“Nên đi vào buổi chiều tối, vừa mát, vừa là thời điểm mà thích hợp để quan sát cò bay về tổ”. – Nguyễn Hải Quang

“Quá là nhiều cò luôn, đủ loại màu sắc” – Binh Smile

Chùa Giám Hải Dương – hay còn gọi là Nghiêm Quang Tự

Địa danh chùa Giám Hải Dương thuộc xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương.

Chùa Giám là nơi thờ, tưởng niệm vị Thánh thuốc Nam – Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh. Chùa được xây dựng từ thời Lý và được Tuệ Tĩnh trùng tu, tôn tạo vào thế kỷ 14. Đến cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, chùa được xây dựng lại với quy mô lớn theo kiểu “nội công, ngoại quốc”. Chùa được xếp hạng di tích quốc gia năm 1974.

Cơ sở sản xuất bánh đậu xanh, bánh gai

Chuyến tham quan các cơ sở sản xuất bánh đậu xanh hay chứng kiến các thao tác chọn lọc, xay giã nước từ lá gai cho món bánh cùng tên sẽ giúp bạn hiểu thêm về hương sắc riêng của hai món bánh này, cũng như lý do nó trở thành món ngon nổi tiếng khắp cả nước

Phường rối nước Thanh Hải – Thanh Hà

Đây là món ăn tinh thần giá trị và thú giải trí lành mạnh của người dân cùng châu thổ sông Hồng. Ở Hải Dương hiện nay còn ba phường múa rối nước đang hoạt động, gồm Hồng Phong (Ninh Giang), Bùi Thượng (Gia Lộc) và Thanh Hải (Thanh Hà). Múa rối nước là môn nghệ thuật biểu diễn tổng hợp, sinh ra và tồn tại trong cộng đồng cư dân lao động nông nghiệp. Bạn không nên bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm xem múa rối nước khi đặt chân đến Hải Dương.

Làng gốm Chu Đậu

Làng gốm Chu Đậu nằm trên địa bàn xã Thái Tân, huyện Nam Sách – Nơi đây được coi là một trong những cái nôi  của nghề gốm sứ tại Việt Nam được hình thành khoảng thế kỷ 14. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, hiện nay làng gốm Chu Đậu được nghiên cứu hồi phục và phát triển mạnh mẽ: bán rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam và có mặt hơn 32 quốc gia.

Đặc sản Hải Dương có gì? Cùng khám phá nhé

Hải Dương có các đặc sản: bánh đậu xanh thành phố Hải Dương; bánh gai Ninh Giang; bánh đa gấc Kẻ Sặt; bánh đa Hội Yên (Thanh Miện); vải thiều, hồng xiêm, cau, ổi Thanh Hà; hành tỏi,nếp cái hoa vàng Kinh Môn; bánh dày, giò chả Gia Lộc; rươi Tứ Kỳ…

Các món ăn đặc sản: bún cá rô, bánh cuốn, rươi, mắm rươi, bún Vịt.

Bánh đậu xanh

Món bánh thanh ngọt được làm từ đậu xanh, đường kết tinh, mỡ lợn, tinh dầu hoa bưởi quyện lại với nhau. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận rõ các hương vị đó hòa quyện trong miếng bánh nhỏ. Bánh được chế biến tỉ mỉ cắt thành từng khối vuông nhỏ, tan chảy khi ăn vào miệng.

Rươi Tứ Kỳ

Món ăn được  người dân bản địa gọi  là “lộc trời”, vì lí do gì? Đây loàichỉ  xuất hiện vào khoảng tháng 8 âm lịch trong năm, khi con nước lên, sự sinh sôi nảy nở và lớn lên hoàn toàn trong môi trường tự nhiên.

Vải thiêu Thanh Hà

Đặc sản vải thiều thơm ngon nức tiếng cả nước là đây. Cây vải có tuổi đời 200 năm : trái đều, bóng mượt, đỏ nhạt, vỏ mọng, hạt lép, cùi dày, thơm ngọt, vị thanh mát.

Bún cá rô đồng

Đây là món ăn đậm đà hương vị quê hương, với các nguyên liệu đơn giản; chắc chắn nguyên liệu chính là cá rô đồng, xương ống, cà chua, rau cần, rau xanh. Bát bún cá rô đồng nóng hổi vừa thổi vừa ăn đậm đà ấm dặm thơm ngon thật không còn gì để tả nổi. Hãy tìm đến và thưởng thức ngay nếu bạn có dịp ghé đến Hải Dương.

Bánh gai, bánh gấc Ninh Giang ngọt ngào hương vị quê nhà

Nghề làm bánh gai cổ truyền ở huyện Ninh Giang đã có tuổi đời tới vài trăm năm. Từ những mẹt bánh bày bán ở bến đò Chanh hay trong các phiên chợ, vùng đất Ninh Giang in đậm dấu ấn trong lòng người dân bản địa và du khách thập phương.

Bánh gai, bánh gấc – món quà mang về tặng người thân thơm thảo hết sức

Đền Tranh

Tương truyền, đền Tranh thuộc địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang là ngôi đền rất linh thiêng, cầu gì được lấy. Chính vì sự mong cầu thỏa ước nguyện, tiếng lành đồn xa, khách thập phương rỉ tai nhau và đến tận nơi để chiêm bái và cầu xin.

“Em sẽ về Hải Dương quê anh đó
Vào một ngày nhẹ gió nắng trong xanh
Về Côn Sơn chốn tiên cảnh ngọt lành
Nghe suối hát thanh thanh như bản nhạc

Em cùng anh sẽ thăm đền Kiếp Bạc
Rồi băng qua bát ngát cánh rừng già
Cơn gió chiều vi vút sáo ngân nga
Du dương lắm mặn mà yêu tha thiết

Hai chúng ta cùng nhau vui mải miết
Với những màn rối nước ở Thanh Hà
Được dựng từ người nghệ sĩ tài ba
Đã lưu truyền biết bao đời còn mãi

Về quê anh em sẽ mong gặp lại
Vị thơm nồng trong chiếc bánh đậu xanh
Ngọt ngào tình quê trong những bát canh
Cá rô đồng do chính tay mẹ nấu…..

Em sẽ về thăm quê anh yêu dấu
Vào một ngày gần nhất đó nha anh!”

Du lịch Hải Dương còn có nhiều làng nghề truyền thống danh tiếng như: chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng), gốm Chu Đậu (Nam Sách), kim hoàn Châu Khê (Bình Giang), Khắc ván in Hùng Lục, Liễu Tràng (Gia Lộc), thêu Xuân Nẻo (Tứ Kỳ), dệt chiếu Tiên Kiều (Thanh Hà)… và nhiều món đặc sản nổi tiếng khắp trong, ngoài nước như bánh đậu xanh, bánh khảo, bánh cuốn (TP Hải Dương), bánh gai (Ninh Giang), vải thiều (Thanh Hà)…

Bạn Đi Đâu rất hân hạnh trở thành tư vấn viên đồng hành cùng bạn trên mọi nẻo đường bạn đi, từ vé máy bay, phòng khách sạn, hay chọn một tour hoàn chỉnh với giá hấp dẫn nhất. Liên hệ với chúng tôi để có dịch vụ tốt nhất.

Em sẽ về thăm quê anh yêu dấu
Vào một ngày gần nhất đó nha anh!”

Chúc chuyến đi du lịch Hải Dương của bạn nhiều niềm vui và khám phá thú vị!