#Tết này đi đâu: Du xuân cùng những lễ hội độc đáo khắp miền Nam

0 0 Bình chọn
Article Rating

Mùa xuân là mùa của những  lễ hội quả đúng không sai? Trên khắp miền đất nước các lễ hội hầu hết tập trung vào những ngày đầu năm vì khoản thời gian này khí trời thanh mát, tươi sáng rất thích hợp để tổ chức lễ hội. Hãy cùng chúng tôi lên lịch tham gia các lễ hội mang đậm nét đặc sắc dân tộc tại vùng đất Nam Bộ.

Lễ giỗ Tứ Kiệt tại Tiền Giang

Mở đầu cho chuỗi hoạt động trong lễ hội hãy đến với lễ giỗ Tứ Kiệt vào 25 tháng 12 âm lịch hàng năm tại Lăng Tứ Kiệt thuộc thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Đây là lễ giỗ của 4 vị anh hùng đó là Nguyễn Thanh Long, Trần Công Thận, Trương Văn Rộng, Ngô Tấn Đước đã hy sinh khi đang chống Pháp. Lễ giỗ được tổ chức long trọng và có sự tham gia của sở ban ngành với những hoạt động nghi thức trang nghiêm để tưởng nhớ đến công lao cho đất nước.

Lăng thờ Tứ Kiệt đã có công chống Pháp

Lễ giỗ Tứ Kiệt được người dân cử hành trọng thể, dần trở thành một ngày lễ lớn đối với địa phương. Ngày nay, du khách thập phương và các tỉnh phụ cận về tham dự, chứng kiến các nghi thức cúng tế trọng thể như lễ cúng Thành Hoàng, được ôn lại những chuyện sử xưa…

Bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa Lăng Tứ Kiệt

Hội hoa tết tại Thành phỗ Hồ Chí Minh

Hằng năm cứ khoảng 23 tháng chạp đến 30 tháng chạp tại các công viên lớn tại Tp Hồ Chí Minh như công viên 23-9, công viên Gia Định, công viên Lê Văn Tám và các địa điểm khác tại các quận huyện sẽ diễn ra hội hoa. Tại đây trưng bày các loại hoa tết và bán các mặt hàng hoa phục vụ trang trí tết cho mọi người đến tham quan và mua sắm.

Người dân nô nức du xuân khắp hội hoa tết

Hội hoa xuân tại công viên Tao Đàn được tổ chức vào ngày 25 tháng chạp đến ngày 6 tháng giêng gồm 3 khu là trưng bày triễn lãm ((hoa, cá, kiểng, tiểu cảnh, đá nghệ thuật…); khu vực lễ hội (trò chơi, triển lãm, thư pháp…); khu giới thiệu khoảng 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm đặc trưng và quà lưu niệm cho du khách tham quan.

Công viên Tao Đàn triển lãm hoa vào dịp tết

Đường Hoa Xuân Nguyễn Huệ diễn ra từ 28 tháng chạp đến ngày 4 tháng giêng là điểm luôn thu hút người dân thành phố và du khách đến du xuân. Từ năm 2004 thì con đường này được làm với những chủ đề phù hợp với từng hoàn cảnh đất nước để đón Tết cổ truyền dân tộc.

Đường hoa Nguyễn Huệ bày trí đón tết Kỷ Hợi 2019

Lễ Hội Tống Phong tại Cần Thơ

Lễ Hội Tống Phong hay còn là Lễ Tống Ôn, Lễ Tống Gió được diễn ra trong 3 ngày từ 12 – 14 tháng giêng tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ với nhiều hoạt động tín ngưỡng, vui chơi, cầu an diễn ra đúng truyền thống.

Nghi thức cúng lễ Tống Phong

Lễ Tống Phong có nghĩa là tống khứ, đuổi đi những luồng gió độc hại, tà khí, ô uế trong năm cũ để năm mới nhiều may mắn thuận lợi. Lễ hội thu hút hàng trăm ghe tàu thuyền lớn nhỏ sẽ theo bè tống ôn di chuyển quanh sông Cần Thơ diễu hành rồi tiếp tục ra giữa sông Hậu làm lễ hạ bè tống ôn. Sau đó người dân múc nước tạt vào nhau ( hay còn gọi là té nước đầu năm) để lấy lộc cầu may trong năm mới, những trai tráng nhảy xuống sông tắm và vui đùa tạo nên sự độc đáo trên miền sông nước Cần Thơ.

Các ghe thuyền cùng đoàn lân chạy theo bè Tống Ôn
Lễ hạ bè Tống Ôn diễn ra trên sông Hậu
Người dân lấy nước tạt nhau để lấy lộc đầu năm

Lễ hội miếu Bà Thiên Hậu tại Bình Dương

Chùa Bà Thiên Hậu là một di tích văn hóa thuộc tỉnh Bình Dương, nơi đây là ngôi miếu thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu được xây dựng theo lối kiến trúc cổ xưa vị nữ thần được cư dân Châu Á thờ phụng và tôn kính. Hằng năm người dân khắp nơi sẽ đến hành hương vào dịp lễ rước vía Bà ngày rằm tháng giêng (14-15 tháng Giêng).

Miếu thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu tại Bình Dương

Lễ hội chùa Bà với nhiều hoạt động tiết mục hấp dẫn mang đậm tính chất văn hóa dân gian gần gũi với người dân và xuất hiện nhiều nhân vật thần thoại quen thuộc diễu hành cùng xe hoa cồng chiêng trống và lân sư rồng.

Lễ rước kiệu Bà Thiên Hậu vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm

Lễ hội Tết Nguyên Tiêu người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh

Lễ hội Tết Nguyên Tiêu vào ngày rằm tháng Giêng là dịp đón mừng đêm trăng tròn đầu tiên của năm với mong muốn mưa thuận gió hòa. Lễ hội được diễn ra tại khu vực Chợ Lớn quận 5 nơi tập trung công đồng người Hoa sinh sống. Các đoàn diễn viên hóa trang thành các nhân vật như Thần tài, các vị tướng, tiên nữ, các ông Phúc Lộc Thọ, thầy trò Đường Tăng,… cùng diễu hành qua các tuyến đường quanh Chợ Lớn. Các đoàn lân sư rồng cũng hội tụ góp phần làm không khí thêm náo nhiệt.

Diễn viên hóa trang thành Thầy trò Đường Tăng diễu hành trong lễ Tết Nguyên Tiêu tại Quận 5
Mãn nhãn với những màn trình diễn múa lân độc đáo từ các đoàn lân sư rồng
Lễ hội thu hút nhìn người dân qua các màn trình diễn múa rồng hấp dẫn

Lễ hội núi Bà Đen tại Tây Ninh

Núi Bà  (thường được gọi Núi Bà Ðen) là  ngọn núi cao nằm giữa vùng đồng bằng Nam Bộ các thị xã Tây Ninh 11 km trên núi có đền thờ Linh Sơn Thánh Mẫu ( được gọi là Bà Đèn). Lễ hội vía Bà Đen diễn ra từ ngày 10 đến rằm tháng Giêng. Nhưng từ những ngày đầu tháng Giêng cho đến tháng 3 luôn có những người đến để hành hương, bái lễ, xin phước lành, cầu mong bình an.

Chánh điện núi Bà nơi thờ Linh Sơn Thánh Mẫu

Để có thể lên được Điện Bà để bái lễ du khách phải leo bộ lên núi hoặc có thể sử dụng cáp treo và máng trượt. Sau khi lên được Điện Bà du khách có thể leo tiếp lên gần đỉnh là Miếu Sơn Thần và với độ cao này du khách có thể tận hưởng vẻ đẹp trên cao, ngắm nhìn toàn cảnh hồ nước Dầu Tiếng. Nơi đây vừa là nơi mang màu sắc tâm linh và cũng là nơi du lịch với cảnh hùng vĩ của Núi Bà.

Dọc đường lên Chánh Điện Núi Bà có nhiều chùa, miếu thờ các vị thần du khách có thế vào bái lễ
Bảo tàng lịch sử Núi Bà Đen Tây Ninh nằm phía dưới đường lên Điện Núi Bà
Cáp treo lên Điện Núi Bà

Đền Đức Thánh Trần  tại thành phố Hồ Chí Minh

Đền Đức Thánh Trần tại số 36 đường Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng năm 1932 trong khuôn viên của chùa Vạn An cũ và được tu bổ nhiều lần.  Lễ hội diễn ra trong ba ngày mùng 8, 9, 10 tháng giêng âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ công đức củaHưng Đạo Đại vương (1213-1300) người anh hùng lập nên nhiều chiến công hiển hách trong ba lần chống giặc ngoại xâm Nguyên- Mông, giữ vững bờ cõi và nền độc lập dân tộc Việt Nam.

Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo
Bên trong đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo

Lễ hội Gò Tháp tại Đồng Tháp

Lễ hội Gò Tháp diễn ra mỗi năm 2 lần vào tháng 3 và tháng 11 tại khu di tích ấp quốc gia Gò Tháp trên địa bàn hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Lễ hội gồm 2 phần là nghi thức cúng lễ ( như cúng Bà chúa xứ, cúng Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều) và hội hè, bên cạnh đó còn có một số lễ phụ như cúng Thần nông, lễ cầu an, lễ thỉnh sinh v.v…

Khu di tích Gò Tháp nơi diễn ra lễ hội Gò Tháp

Mỗi nội dung cúng lễ đều khác nhau nhưng có điểm chung chính là đều có bài văn tế do bô lão chánh bái vừa đọc vừa diễn, kèm theo là các tiết mục lễ nghi phụ họa. Nội dung văn tế là ca ngợi công đức của những người đi trước và cầu đất nước quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màn bội thu,..

Các nghi lễ diễn ra trong lễ hội Gò Tháp

Còn đối với phần hội hè sẽ có những tiết mục vui chơi giải trí hấp dẫn mang đậm nét văn hóa dân gian như múa hát, trò chơi dân gian, hát bội, đấu võ,… Tạo nên không khí vui tươi rộn ràng mang giá tri truyền thống, đậm bản sắc dân tộc.

Người dân nô nức tham dự lễ hội Gò Tháp

Với những lễ hội mùa xuân của Nam Bộ chắc hẳn bạn có thể tận hưởng nét đẹp của con người, văn hóa và lịch sử của nơi đây. Còn chừng chờ gì nữa mà không cùng chúng tôi hòa mình vào không khí của những lễ hội mang bản sắc dân tộc trong những ngày đầu xuân.

Việt Nam
0 0 Bình chọn
Article Rating
Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận