TOP 9 ngôi đền chùa nổi tiếng linh thiêng ở Hưng Yên

5 1 Bình chọn
Article Rating

Hưng Yên không chỉ nổi tiếng về đặc sản các món ăn dân giã làm nao nức lòng người như tương bần, nhãn lồng, bún thang lươn,… mà nơi đây còn được nhiều người biết đến với những ngôi đền chùa linh thiêng. Điểm danh qua Top 9 ngôi đền chùa nổi tiếng linh thiêng ở Hưng Yên nào.

Đền Chử Đồng Tử

Ngôi đền gắn liền với chuyện tình đẹp nên thơ của chàng trai nghèo Chử Đồng Tử với công chúa Tiên Dung – công chúa của vị vua Hùng thứ 18. Cơ duyên trời định đã đưa hai người đến với nhau ngay lần đầu gặp nhau trong một đêm khi thuyển rồng của công chúa Tiên Dung cập bờ vùng Chử Xá. Nơi mà nàng sai lính quây màn ở bãi lau sậy để tắm lại chính là nơi chàng trai nghèo Chử Đồng Tử trốn khi nghe thấy trống, kèn, người hầu tấp tập của công chúa đến.

Người đời luôn tin vào sự uy nghiêm nơi đây và tin vào tình yêu linh thiêng của Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung nên thường đến đây cúng vái cầu bình an, tình duyên.

Đền Chử Đồng Tử – Đền Dạ Trạch

Đền Chử Đồng Tử bao gồm 2 đền: Đền Dạ Trạch (đền Hóa ) và đền Đa Hòa.

Đền Dạ Trạch nằm ở thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên. Nơi đây ngoài thờ Đức chánh vị Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân còn thờ vị tướng tài ba Triệu Quang Phục, sau này là Vua nước ta xưng vương là Triệu Việt Vương.

Đền Đa Hòa là đến thứ hai của đền Chử Đồng Tử, tọa lạc tại xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Nơi đây còn cất giữ các di vật của đền chính như chiếc lọ cổ 100 chữ thọ, 3 tượng cổ. Đền này cũng thờ Đức chánh vị Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân. Nhìn chéo từ đền tránh có thể thấy được đền Chử Đồng Tử.

Đền Chính Đa Hòa
Đền Chính Đa Hòa

Nơi đây không chỉ là nơi để người đời tưởng nhớ về chuyện tình đẹp thiêng liêng, đức độ của Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhận mà còn là nơi để chiêm ngưỡng nét độc đáo, công phu của những công trình kiến trúc qua bàn tay điêu khắc của nghệ nhân lúc bấy giờ.

Để tưởng nhớ công ơn của Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân, cứ vào ngày 10 – 12 tháng 2 âm lịch, người dân trong vùng lại náo nức chuẩn bị cho lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung. Lễ hội được tổ chức trang trọng, linh đình, náo nhiệt nhưng không kém phần đặc sắc bởi nhiều trò chơi dân gian như cẩu kiều, bắt vịt và còn có sự góp mặt của các điệu hát di sản văn hóa như chèo, ca trù,…

Chùa Hiến

Chùa Hiến có địa chỉ nằm ngay đường Phố Hiến, phường Hồng Châu, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Nơi đây cũng là một trong những di tích lịch sử được xếp hạng vào Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia của Việt Nam.

Chính bởi sự lâu đời và linh thiêng của Chùa Hiến mà nơi đây thu hút rất nhiều người đến tham quan và lễ chùa hằng năm. Không những vậy, nơi đây còn là nơi lưu giữ cây nhãn lồng tiến Vua đã có hơn 300 năm tuổi.

Vào đầu triều đình nhà Trần lập thời, triều đình nhà Lý bước vào giao đoạn cuối thời Lý, Quan Đại thần Tô Hiến Thành đã cho xây dựng nên ngôi Chùa Hiến, lúc ấy chùa có tên chữ Hán là “Thiên Ứng Tự”. Trải qua mốc thơi gian xây dựng lâu đời nên chùa đã được trùng tu lại vào năm 1625 và năm 1709.

Nơi đây có 2 tấm bia đá Thiên ứng tự: Thiên ứng tự – Tân trùng tu ký thạch bi và Thiên ứng tự – bi ký công đức tùy hỷ. Hai tấm bia này chính là nơi lưu giữ những tư liệu về Phố Hiến ngày xưa mà ông cha ta đã để lại.

Ngay giữa thượng điện của chùa Hiến là nơi được dùng để thờ tượng Quan Âm Nam Hải tám tay, phía trước thượng điện là 4 chư vị Bồ tát.

Đền Phượng Hoàng

Đền Phượng Hoàng hay còn được người đân nơi đây gọi với cái tên quen thuộc – Đền Cúc Hoa. Đền được xây dựng trên mảnh đất Phượng hoàng của thôn Phù Oanh, xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Vào năm 1991 đền được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia.

Mảnh đất có hình chim Phượng hoàng này được người dân chọn để xây dựng đền Cúc Hoa với mong muốn mọi sự tốt đẹp đến với huyện Phù Cừ và cũng là nơi để tưởng nhớ nàng Cúc Hoa tài sắc vẹn toàn, một lòng chung thủy, lo toan cho chồng từ lúc chồng của nàng – Tống Trần chưa đỗ Trạng Nguyên. Nàng còn là một người con hiếu thảo với bậc phụ mẫu.

Chính vì những đức hạnh đáng quý này của Cúc Hoa mà khi nàng mất, người dân nơi đây mới lập đền thờ để tưởng nhớ nàng và hằng năm cứ đúng vào ngày 1-3 tháng 3 âm lịch, người dân lại tổ chức hội đền Phượng Hoàng.

Đền Phượng Hoàng được thiết kế không đồ sộ, không cầu kỳ nhưng vẫn toát lên được vẽ thanh tĩnh, linh thiêng của ngôi đền.

Văn miếu Xích Đằng

Với người dân Hưng Yên, văn miếu Xích Đằng được xem là niềm tự hào của họ. Nơi đây không chỉ tôn vinh nền văn học của người dân phố Hiến nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung mà nơi đây còn tôn vinh những nét đẹp về kiến trúc của các nghệ nhân thời bấy giờ. Năm 1992, nơi đây được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá quốc gia.

Văn miếu nằm bên con sông Hồng mênh mông, chạy về hướng thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, Hưng Yên hỏi đường vào Văn miếu Xích Đằng thì không ai là không biết.

Ngay từ cổng vào, văn miếu đã toát lên được vẻ trang nghiêm với 2 linh vật canh giữ trước cổng văn miếu. Hiện tại, văn miếu vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính sau đợt trùng tu cuối cùng vào năm 1839.

Văn miếu gồm có các công trình kiến trúc như Tam Quan, Lầu Chuông, Lầu Khánh, khu tháp thờ, khu chính và hai hải vũ. Mỗi nơi đều lưu giữ những công trình văn hóa, kiến trúc khác nhau. Hai dải vũ là nơi trưng bày những hình ảnh về giáo dục và du lịch của tỉnh.

Khu chính là nơi thờ pho tượng của Đức Khổng Tử và hiệu trưởng Chu Văn An – hiệu trưởng đầu tiên của văn miếu Quốc Tự Giám.

Bên cạnh đó, văn miếu còn lưu giữ những tấm bia đá ghi danh của hơn 200 vị khoa bảng, trạng nguyên,.. Đây có thể xem là một trong những hiện vật quá giá nhất của Văn Miếu.

Hằng năm, vào mùng 4-5 tết ta, người dân nơi đây lại tổ chức lễ hội tại văn miếu với nhiều hoạt động như tế lễ, dâng hương,…

Chùa Thái Lạc – chùa Pháp Vân

Huyện Văn Lâm được nhiều người biết đến với ngôi chùa Thái Lạc hay còn được gọi là chùa Pháp Vân. Chùa nằm trong thôn Quang Trung, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm. Vốn dĩ có tên gọi Chùa Pháp Vân vì nơi đây ngoài thờ Phật thì người dân nơi đây còn thờ thần Pháp Vân, chính là thần Mây.

Chùa Pháp Vân với khối kiến trúc đồ sộ, những đường nét điêu luyện làm cho ngôi chùa nổi bật ngay từ bên ngoài cổng chính.

Theo Báo Hưng Yên, ngôi chùa này đã được xây dựng từ đời nhà Trần và hình ảnh ngôi chùa hiện tại đã được tu sửa qua nhiều lần. Vào năm 1964 thì chùa Thái Lạc đã được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật đặc biệt quan trọng.

Một bức phù điêu mà chùa Thái Lạc đang lưu giữ
Một bức phù điêu mà chùa Thái Lạc đang lưu giữ

Nơi đây lưu giữ được một bộ vì gỗ, một bộ vì kiến trúc kiểu giá chiêng, 16 bức chạm nổ, ba tấm bia đá, tượng Pháp Vân tất cả đều có từ rất lâu đời và đều mang giá trị di sản văn hóa cao.

Chùa Hương Lãng

Chùa Hương Lãng chính là ngôi chùa nổi tiếng thứ hai tại huyện Văn Lâm. Chùa thuộc thôn Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Người dân nơi đây còn gọi chùa Hương Lãng là chùa Lạng, chùa Giác Viên.

Chùa Hương Lãng không chỉ là một ngôi chùa thờ chúng linh thiêng, mà nơi đây còn là nơi lưu giữ những tác phẩm điêu khắc đá bậc nhất thời Lý lúc bấy giờ.

Sư tử đá là di vật nổi bật nhất khi các nhà khoa học đã tìm kiếm, ngoài ra, bạn còn có thể chiêm ngưỡng 1 số di vật khác như bia đá, cột đá, cá sấu đá,….đây đều là những tác phẩm có giá trị cao về giá trị di sản.

Đền Đậu An

Đền Hưng Yên nhớ ghé tham quan đền Đậu An – ngôi đền thờ Ngọc Hoàng Thượng đế cùng Ngũ lão tiên ông.

Từ thành phố Hưng Yên chạy về hướng thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ tấm 12km là bạn có thể đến được đền Đậu An. Nơi đây gắn liền với thần tích được người đời truyền nhau rằng Thiên – Địa tiên cùng với Ngũ lão tiên ông đã mở cửa nhà Trời bay xuống dưới miền đất tại thôn An Xá này dậy người dân săn bắn, khai hoang, trồng lúa, đáng đuổi thú giữ và dựng nên đền thờ Thụy Ứng. Sau này Thụy Ứng được người dân gọi là Đậu An.

Đông đảo người đến viếng đền Đậu An
Đông đảo người đến viếng đền Đậu An

Đậu An thường thu hút rất nhiều Phật tử cũng như khách du lịch đến đây cúng bái và tham quan vì người dân có niềm tin vào đất trời thiên nhiên.

Nơi đây còn lưu giữ một số di sản độc đáo như: Tháp 9 tầng, khánh đá.

Chùa Chuông

Kim Chung Tự là tên gọi khác của ngôi chùa nổi tiếng và đẹp nhất của Phố Hiến, Hưng Yên. Chùa Chuông hiện có địa chỉ tại thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, Hưng Yên.

Ngôi chùa nay đã được xây dựng từ rất lâu đời và đã được trùng tu sửa chữa, năm 1711 là măn trùng tu cuối cùng tính từ đó đến nay. Mặc dù trải qua bao nhiêu năm nhưng ngôi chùa vẫn uy nghiêm, thanh tĩnh.

Chùa Chuông ở Hưng Yên
Chùa Chuông ở Hưng Yên – (Ảnh: Trần Việt Anh)

Chùa Chuông được thiết kế mang đậm nét văn hóa Phật giáo Việt Nam, những chi tiết hoa văn, mái ngói đều rất đặc sắc và mang một nét đẹp thanh tao.

Đến với chùa Chuông, bạn còn được tận mắt chiêm ngưỡng những bộ tượng được làm rất tinh xảo, độc đáo và thú vị.

Chùa Chuông còn lưu giữ nhiều hiện vật của phố Hiến ngày xưa như chuông, tượng phật, khánh, bia đá,…

Nơi đây luôn thu hút rất nhiều phật tử và du khách đến bái Phật, cầu phước, nhưng đông nhất thường vào ngày mùng một âm lịch, các lễ lớn của Phật. Nếu đến Phố Hiến thì nhất định phải đến Chùa Chuông.

Chùa Phố

Chùa Phố tọa lạc tại 43 Trưng Trắc, Quang Trung, Hưng Yên. Ngôi chùa này cũng được nhiều phật tử và khách tham quan lui tới nhưng không đông như những ngôi đền, chùa khác.

Với những người lần đầu đến chùa Phố sẽ không khỏi nhờ ngợ vì phong cách kiến trúc nơi đây có vẻ hơi khác so với những ngôi chùa khác. Chùa Phố có lối kiến trúc của Phật giáo Việt Nam, pha vào đó là một chút kiến trúc của Trung Quốc và cả phương Tây. Chính vì lối kiến trúc độc đáo như vậy đã làm cho Chùa Phố trở nên nổi bật và khác biệt.

Với Hưng Yên, nơi như một mảnh đất quý, quy tụ nhiều ngôi đền, chùa linh thiêng nhất cả nước. Du lịch Hưng Yên, thăm viếng những ngôi đền, ngôi chùa linh thiêng luôn là lựa chọn ưu tiên của rất nhiều người. Còn bạn thì sao?

Hưng Yên, Việt Nam
About the author: “Cuộc đời là những chuyến đi, hãy đi ngay khi chúng ta còn có thể.” Hy vọng những gì mình chia sẻ sẽ giúp ích cho hành trình của bạn. Chúc bạn có những chuyến đi thật tuyệt vời!
5 1 Bình chọn
Article Rating
Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận