5 Điều cần biết cúng ông công ông táo ĐÚNG CÁCH

5 1 Bình chọn
Article Rating

Cúng ông công ông táo là phong tục tập quán có từ lâu đời của người dân Việt Nam được giữ gìn và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mỗi năm cứ vào ngày 23 tháng chạp âm lịch nhà nhà đều mua sắm lễ vật để cúng ông công ông táo, mục đích để đưa táo quân về trời báo cáo mọi việc xảy ra trong gia đình với ngọc hoàng thượng đế và cầu xin một năm mới thật nhiều may mắn, tài lộc và sức khỏe tốt. Ai trong chúng ta cũng ít nhất một lần tham gia cùng gia đình dọn dẹp bàn thờ ông táo, chuẩn bị mâm cúng, thả cá chép vào ngày này. Tuy nhiên cuộc sống ngày càng hiện đại, nhiều nghi lễ được cải thiện đến mức quá sơ xài đơn giản, thậm chí làm sai lệch đi ý nghĩa của phong tục này. Ngay sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem mâm cúng ông táo cần và không cần những lễ vật gì, dọn dẹp bàn thờ như thế nào và nên khấn táo quân ra sao cho đúng nhé!

Cúng ông công táo trước ngày 23 có được không?

Cúng ông công ông táo vào ngày nào chắc ai trong chúng ta cũng đều biết thế nhưng vì nhiều lý do khác nhau mỗi gia đình sẽ không thể nào cúng đúng ngày 23 tháng chạp âm lịch. Vậy một câu hỏi khác được đặt ra là có thể cúng ông công ông táo trước ngày 23 có được không hay cúng ông công ông táo ngày nào thì được nếu không thể cúng đúng ngày 23 tháng chạp. Câu trả lời được tham khảo ý kiến của các bậc thầy về chuyên gia phong thủy là được phép cúng ông công ông táo vào ngày 22, trước đó 1 ngày hoặc 5 đến 7 ngày trước đó vẫn được, mục đích để báo cáo cho ông công ông táo các việc xảy ra trong gia đình còn ngày ông táo đi là ngày 23 tháng chạp, nhưng không được cúng qua sau 12 giờ trưa ngày 23, bởi vì theo như lời tương truyền nhân gian để lại là sau 12 giờ ngày 23 tháng chạp âm lịch cánh cửa thiên đình sẽ đóng lại. Vì vậy, các gia đình nên cúng ông táo vào sáng ngày 23 là tốt nhất.

cúng ông công ông táo trước ngày 23 có được không
Cúng ông công ông táo năm 2021 vào ngày nào đẹp và vào giờ nào tốt nhất, không cần đúng ngày.

Cúng ông công ông táo ở vị trí nào ?

Có một số câu hỏi và một vài ý kiến tranh luận không biết vị trí cúng ông công ông táo như thế nào là đúng, trước đây có một số gia đình cúng ông công ông táo ở bếp hay trên bàn thờ hoặc ở cả hai vị trí trên, một số khác cúng ở bàn thờ thần tài. Vậy cúng ông công ông táo ở đâu là đúng là hợp lý nhất? Theo các chuyên gia, việc cúng ông công ông táo là tùy vào tín ngưỡng áp dụng của từng địa phương, vùng miền. Ví dụ: miền Bắc họ không đặt bài vị ông công ông táo trong bếp nên cúng ở giữa nhà trên bàn thờ, còn miền Nam họ đặt bài vị ông táo trong bếp nên đặt mâm cổ ở bếp cúng là bình thường. Vì vậy, vị trí đặt mâm cổ cúng ông công ông táo nên tuân theo truyền thống tập tục của từng địa phương từng vùng miền là tốt nhất, không nên câu nệ phải cúng ông công ông táo bày đặt lễ ở đâu. Tuy nhiên, cũng có nơi người ta cúng ngoài trời vì theo truyền thống tập tục chung cho các vùng miền là khi cúng ông công ông táo mà người ta còn cúng cả thần linh chủ đất,…

cúng ông công ông táo ở đâu đúng nhất
Cúng ông công ông táo ở đâu là đúng nhất, tùy vào phong tục tập quán tín ngưỡng từng địa phương và vùng miền mà áp dụng là hợp lý nhất!

Mâm cúng ông công ông táo cần những gì?

Có một số gia đình rất coi trọng ngày này nên có khi còn xin nghỉ việc để sắm sửa mâm cổ cúng ông công ông táo, đồng thời cũng có một số gia đình do bận rộn nên cúng đơn giản như cúng rằm chỉ cần mua hoa quả thấp hương là được. Vậy, mâm cúng ông công ông táo cần và không cần những lễ vật gì? Tùy vào từng hoàn cảnh gia đình, mâm cúng ông công ông táo có thể là mâm chay (bánh ngọt, trái cây) hoặc mâm mặn (mâm cơm canh), 2 mũ ông 1 mũ bà, 3 con cá chép (cá giấy, cá thật). Tóm lại tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình, mặc dù cúng ông công ông táo đơn giản nhất chỉ có hương hoa, trái cây hoặc bánh ngọt và một bộ quần áo cúng ông công ông táo nhưng đều cốt lõi vẫn là cái thiện tâm trong mỗi con người chúng ta như việc đi thả cá chép, chủ yếu thể hiện đạo lý truyền thống người Việt Nam có từ lâu đời.

Cúng ông công ông táo cần những gì
Cúng ông công ông táo cần chuẩn bị những gì?

Cúng ông công ông táo cần những gì, có cần gạo muối không, có cần ngựa không, có cần cá chép không các câu hỏi này được hỏi rất nhiều trên mạng internet vào mỗi năm đến dịp cúng táo quân, câu trả lời rất đơn giản là tùy vào phong tục từng địa phương và vùng miền tín ngưỡng như thế nào thì cúng thế ấy miễn sao duy trì đúng ý nghĩa của ngày cúng ông công ông táo là được, không cần phải nhất phải câu nệ làm khó khăn nhau, tùy vào hoàn cảnh kinh tế nữa, nhưng tốt nhất vẫn là cúng đầy đủ đúng nghi lễ còn không đủ cũng không sao, chủ yếu là thiện tâm.

Cúng ông công ông táo trước hay tỉa chân nhang trước

Theo quan niệm truyền thống có từ xa xưa của người dân Việt Nam, trong 1 năm thờ cúng việc động vào bàn thờ rất kiêng kỵ. Trong thời điểm đưa ông công ông táo về thiên đình người ta hay tranh thủ cúng ông công ông táo xong trước mới dọn dẹp bàn thờ hay tỉa chân nhang, lâu chùi dọn dẹp sạch sẽ để chuẩn bị đón một năm mới nhiều may mắn và tài lộc, cũng có một số vùng miền địa phương, gia đình người ta đổ bỏ tro cát trong bát hương đi tẩy rửa thay mới luôn nhưng đa phần chỉ bỏ hoặc tỉa bớt chân nhang.

Cúng ông công ông táo xong mới dọn bàn thờ
Cúng ông công ông táo xong mới dọn bàn thờ

Bài văn khấn cúng ông công ông táo năm 2021

Có rất nhiều người đặc biệt là các gia đình trẻ không biết cách cúng ông công ông táo từ việc sắm lễ, mâm cỗ đến bài văn khấn cúng ông công ông táo về trời như thế nào, trong văn khấn có nên xin tài lộc thăng quan tiến chức không?

Bài cúng ông công ông táo nếu theo đúng nghi lễ là phải cúng cả ngũ phương ngũ đế như đông phương thanh đế, tây phương bạch đế, nam phương xích đế, bắc phương hắc đế, trung phương hoàng đế, làm đàng tràng cầu khấn rất phức tạp. Bài văn khấn đơn giản lưu truyền trong nhân gian được khấn phổ biến như sau:

Nam mô a di đà phật, Việt Nam Quốc Hồ Chí Minh Thành phố, hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm 2021 Tân Sửu vào tiết cuối năm, kim thần tín chủ tên … tuổi … địa chỉ … Hôm nay là ngày đức táo phủ tần quan, vị tiền quan táo quân lên chầu thiên đình, gia chủ có lễ vật bao gồm có cơm canh, xiêm y áo mũ nghi lễ cúng thần dâng lên trước án.

Hiện nay trong cuộc sống hiện đại có rất nhiều gia đình còn trẻ tuổi không có điều kiện tiếp cận nền văn hóa tập tục truyền thống của dân tộc Việt Nam xưa, nên có thể khấn đơn giản hơn vẫn được chấp nhận như sau:

Hôm nay ngày 23 tháng chạp năm Tân Sửu, tên … tuổi … địa chỉ … là ngày đức táo phủ tầng quan, vị tiền quan táo quân lên chầu thiên đình, chúng tôi có chút lễ vật kính dâng ngày lai lâm chứng giám thụ hưởng lễ vật, lên thiên đình báo cáo năm cũ tốt đẹp năm mới nhiều sức khỏe, bình an, vạn sự như ý. Vì sao phải cúng ông công ông táo vì 2 ông này chuyên cai quản bếp núc, biết hết mọi việc trong năm của gia chủ nên được chọn làm vị thần lên báo cáo thiên đình. Mà thông thường các gia chủ mong muốn các ông báo cáo điều tốt lành năm cũ và xin điều may mắn năm mới nên trở thành tục lệ cúng ông công ông táo hàng năm của dân Việt Nam.

Những gợi ý trên đây mong phần nào giúp được cho mọi người cúng ông công ông táo đúng cách nhất, ý nghĩa nhất, đẩy lùi những điều không may mắn năm cũ hưởng một năm mới tràn đầy sức khỏe tài lộc và vạn sự tốt lành.

BÍ KÍP, Việt Nam
About the author: Cộng tác viên Content Marketing – Đam mê khám phá các địa điểm du lịch khắp mọi miền tổ quốc Việt Nam và viết review sau mỗi trải nghiệm đầy thú vị của các chuyến đi thực tế. Hãy theo dõi bài viết của mình và để lại bình luận bên dưới nhé!
5 1 Bình chọn
Article Rating
Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận