Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm phía cuối nguồn sông Cửu Long. Nơi đây được biết đến là quê hương đồng khởi trong thời chiến tranh Việt Nam mở đầu cho phong tráo đấu tranh vũ tranh của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam. Ngoài ra vùng đất Bến Tre còn được biết đến với biệt danh “xứ dừa” với hàng dừa xanh bát ngát bạt ngàn tạo nên một vùng đất sông nước hữu tình. Nằm ở trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng gió mùa cực đới nên nên nhiệt độ cao và ít biến đổi trong năm. Cùng với vị trí nằm ở khu vực hạ lưu sông Mêkong được phù sa bồi đắp rất thích hợp trồng cây ăn trái cùng với hệ thống sông ngòi kênh rạch chằn chịt nên Bến Tre rất thuận lợi về giao thông đường thủy và có nguồn thủy sản rất phong phú.

Lịch sử hình thành vùng đất Bến Tre như thế nào?

Vùng đất Bến Tre do phù sa của sông Cửu Long bồi đắp mà hình thành, nơi này từ đầu thế kỉ XVIII phần lớn là đất đai hoang sơ và lầy lội có rất nhiều thú dữ như cọp, heo rừng, cá sấu, trăn, rắn sinh sống. Thế nhưng đó chỉ là những gì nhìn thấy qua bên ngoài thực chất bên trong khu vực đó đã có những lõm dân cư người Việt vào khai phá sinh sống. Khi đó những người lưu dân Việt đặt chân tới đất Bến Tre chọn những giồng đất cao ráo để sinh sống. Vùng đất Ba Tri của Bến Tre được khai phá sớm nhất đây là điểm dừng chân của lưu dân theo đường biển, về sau dân cư đông đúc lập nên thôn làng. Khi đến vùng đất mênh mông nơi đây với kinh nghiệm sản xuất ở quê nhà những người dân đã biến vùng đất hoang sơ trở thành những cánh đồng bao la, những vườn dừa bạt ngàn cùng những vườn cây ăn trái tươi tốt.

Tại sao được mệnh danh “xứ dừa” mà gọi là Bến Tre?

Tại sao “xứ dừa” được gọi là Bến Tre mà không phải là “Bến Dừa”? Có lẽ đây là câu hỏi mà có rất nhiều người thắc mắc.

Theo lý giải của ông Vương Hồng Sển (nhà văn hóa, học giả được kính trọng trong giới sử học và khảo cổ ở Việt Nam.) thì Bến Tre là sự ghép nối giữa tiếng Khmer và Tiếng Việt, khi xưa người Khmer gọi nơi này là Srok Treay – từ Srok là xứ còn từ Treay là cá, bởi nơi này có lẽ trước kia có rất nhiều cá trên các con rạch. Sau đó khi người Việt đến khai phá để sinh sống thì biến chữ Srok thành Bến nhưng chữ Treay thì lại không dịch là cá mà phát âm theo tiếng Khmer thành Tre từ đó vùng đất này gọi là Bến Tre.

Theo một cách giải thích khác được rất nhiều người ủng hộ là khi địa danh Bến Tre có từ xưa, khi vùng đất này còn là thủy Chân Lạp nơi này còn rất hoang sơ có nhiều tre sậy, mọc dọc ở hai bên bờ sông nên người Khmer lấy tên là Sóc Tre, sau này đọc lại là Bến Tre.

Đến Bến Tre bằng phương tiện gì?

Nếu bạn xuất phát từ Thành Phố Hồ Chí Minh đến với Bến Tre thì có thể đi bằng:

Xe khách: Đây là phương tiện được đánh giá khá thuận tiện, bạn chỉ cần lên xe ngồi thưởng thụ máy lạnh mát mẻ cho tới khi đến nơi mà không cần phải lo lắng ngoài trơid nắng mưa gió bụi. Các hàng xe có chuyến chạy từ Thành Phố Hồ Chí Minh đến thành phố Bến Tre như: Thịnh Phát, Mai Linh, Minh Tâm,…

Xe máy: Đây là phương tiện được lựa chọn nhiều nhất bởi từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Bến Tre chỉ cần mất 2-3 giờ đi đường. Để đi khám phá thì đây là lựa chọn tốt nhất bạn có thể làm chủ được thời gian và có thể ghé lại bất cứ nơi nào trên đường đi để ngắm cảnh dẹp dọc được.

Bến Tre có đặc sản gì?

Bến Tre nổi tiếng nhất với biệt danh xứ dừa bởi vì nơi đây trồng rất nhiều dừa vì thế đến Bến Tre mà không thưởng thức các món ăn từ dừa thì quả thật không trọn vẹn rồi.

Cơm dừa Bến Tre

Muốn nấu được món cơm dừa này cần rất kỳ công và tốn rất nhiều thời gian nên càng hiếm có người nấu. Để chế biến món này người nấu phải biết canh cho nước dừa và gạo phù hợp nếu chênh lệch cơm có thể bị nhão hoặc cứng không còn mùi vị. Đối với món cơm dừa ăn vào lúc còn nóng là ngon nhất vì để lâu hạt cơm sẽ ngã sang màu vàng nhạt.

Chuột dừa Bến Tre

Chuột dừa loại chuột sống trên cây có hình dáng giống như chuột đồng nhưng bộ răng sắc nhọn hơn thường dùng để phá hoại cây dừa, loại chuột này khá là tinh ranh nên để bắt được chúng không phải dễ dàng. Chuột dừa có rất nhiều món khác nhau như nướng, hấp, nấu cà ri,…  nhưng ngon nhất là món chuột dừa hấp cơm.

Đuông dừa lội nước mắn

Đây là món đặc sản vô cùng độc lạ tại Bến Tre được coi là “ chống chỉ định người yếu tim”. Để ăn được món này bạn cần có can đảm cực độ món dám ăn thử món này. Những con đuông dừa được tắm rửa sạch sẽ sau đó bỏ vô nước mắm lội bì bỏm, nhìn con đuông dừa mập mạp chỉ cần nhìn thôi cũng đã thấy rất béo ngon.

Kẹo dừa Bến Tre

Nhắc đến Bến Tre chắc hẳn ai cũng biết đến món đặc sản mang hương vị của xứ dừa đó chính là kẹo dừa. Bến Tre có rất nhiều nơi sản xuất kẹo dừa và có kết hợp với nhiều nguyên liệu khách như đậu phộng, sầu riêng, lá dứa tạo nên nhiều hương vị đáp ứng nhiều sở thích của khách hàng.

Củ hũ dừa Bến Tre

Củ hủ dừa không chỉ ngon mà còn mang đến giá trị dinh dưỡng rất cao tốt cho sức khỏe đặc biệt rất tốt cho hệ tiêu hóa. Với củ hủ dừa có thể chế biến rất nhiều món hấp dẫn như: gỏi củ hũ dừa, củ hủ dừa xào, canh củ hủ dừa,…

Ngoài những món ăn dừa còn có thể làm được nhiều thứ khác như rượu dừa Bến Tre, đầu dừa với nhiều công dụng làm đẹp, các bộ phận khác của dừa còn có thể làm nên các món đồ mỹ nghệ,… Ở Bến Tre còn có những món ngon khác như: Bánh tráng Mỹ Lồng, Bánh phồng Sơn Đốc, Bánh canh bột xắn, Bánh xèo ốc gạo,….

Các lễ hội đặc sắc của Bến Tre

Festival Dừa đây là lễ hội về dừa được tổ chức tại tỉnh Bến Tre với mục đích mở rộng thị trường cho các sản phẩm dừa và giao lưu công nghệ sản xuất hỗ trợ nông dân trồng dừa cùng với xúc tiến thương mại và du lịch quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm dừa của Bến Tre.

Hội đình Phú Lễ được diễn ra mỗi năm 2 lần. Ngày 18, ngày 19 tháng 3 âm lịch diễn ra lễ Kỳ Yên để cầu cho mưa thuận gió hòa, ngày , ngày 10 tháng 11 âm lịch diễn ra lễ Cầu Bông cầu cho mùa màng tươi tốt.

Lễ hội nghinh Ông là một lễ hội phổ biến của các làng ven biển của Việt Nam trong đó cũng có Bến Tre. Lễ hội này thường được tổ chức vào ngày 16/6 âm lịch hằng năm tại các đình miếu của huyện Bình Đại, huyện Ba Tri. Vào ngày hội các tàu thuyền đánh cá đều tập trung neo đậu để tế lễ và thực hiện các nghi thức của lễ hội.

Đến Bến Tre chơi gì bây giờ nhỉ?

Do đặc thù địa hình phần lớn đồng bằng có hệ thống kênh rách, sông ngòi chằn chịt với nhiều vườn trái cây rất nên hình thức du lịch sinh thái đặc biệt phát triển mang nét đặc sắc riêng của vùng. Bạn có thể đến những địa điểm sau đây để có thể cảm nhận được sự thú vị của vùng đất miền Tây Nam Bộ này.

Đi thuyền ngoạn cảnh khắp cồn Long, Lân, Quy, Phụng

Đến Bến Tre chắc chắn không thể bỏ qua vùng đất tứ linh gồm các cồn “Long – Lân – Quy – Phụng” nằm dọc theo dòng sông Tiền thuộc địa phận của Tiền Giang và Bến Tre là những cồn danh tiếng của miền Tây trong hành trình khám phá đất phương Nam

Cồn Long (cồn Rồng) tức cù lao Tân Long nơi cồn nổi chuyên nuôi thủy sản trên bè và là nơi sữa chữa ghe tàu vì nằm ở vị trí gàn với cảng cá Mỹ Tho thuộc phường Tân Long của thành phố Mỹ Tho – Tiền Giang.

Cồn Lân ( cù lao Thới Sơn) cách cồn Long khoảng 10 phút theo đường sông có diện tích lớn nhất trong bốn cồn. Ở cồn Lân nổi có những con rạch nhỏ quanh co uốn lượn theo thế đất, hai bên phủ đầy dừa nước. Ngồi trên xuồng ba lá len lõi qua những con rạch nhỏ cùng với hình những cô gái mặc áo bà ba chèo xuồng tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn của miền sông nước.

Cồn Quy tức cù lao Biện Quy là cồn có diện tích nhỏ nhất trong bốn cồn và được đặt tên theo quan niệm tứ linh với mục đích đem lại an lành và ấm no hạnh phúc cho người dân khu vực. Điểm nổi bật nhất của cồn Quy đó là vẫn giữ được nét hoang sơ với rất nhiều vườn trái cây ăn trái là nơi có thể tận hưởng cảm giác bình yên của thiên nhiên.

Cồn Phụng tức cù lao Tân Vinh đây cũng là một cồn nhỏ trên sông nhờ phù sa bù đắp nên càng ngày diện tích được mở rộng. Đến với cồn Phụng bạn có thể tìm hiểu nhiều điều thú vị về ông Đạo Dừa bởi đây chính là di tích Đạo Dừa.

Khu du lịch Lan Vương

Nằm ở ấp 2, xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre khu du lịch Lan Vương là một điểm đến quen thuộc của du khách nếu muốn được trải nghiệm không gian miệt vườn mang đậm nét đặc trưng của miền Tây. Nơi đây cũng có rất nhiều trò chơi giải trí hết sức thú vị và độc đáo.

Các trò chơi thú vị tại khu du lịch Lan Vương

Khu du lịch Làng Bè

Với khung cảnh sông nước hữu tình tại khu du lịch Làng Bè nằm ở 81B/6B An Khánh, Châu Thành bạn sẽ có những phút giây thư giãn thoải mái và bình dị. Đến nơi đây bạn cũng có thể tham gia các trò chơi như đạp xe thăng bằng qua cầu, đi dây qua sông, tát mương bắt cá,…

Không gian yên bình cùng những trò chơi độc đáo sẽ là điểm đến lý tưởng cho bất kì ai!

Sân chim Vàm Hồ

Đến với sân chim Vàm Hồ bạn sẽ có cơ hội được tận mắt chiêm ngưỡng hơn 84 loài chim khác nhau cùng nhiều loại cây hoang dã mọc đầy bởi tính chất của vùng đát ngập mặn. Hãy tận hưởng trọn vẹn thiên nhiên của vùng đất, cùng lắng nghe tiếng chim vu dương, ríu rít gọi bầy tạo cảm giác bạn như hòa vào thiên nhiên.

Vườn cây ăn trái Cái Mơn

Mang đậm hơi thở của làng quê Nam Bộ vườn trái cây Cái Mơn với những con đường bao phủ những vườn cây trái trĩu que ngọt. Đến nơi đây bạn có thể thỏa sức ăn trái cây tươi ngon được hái từ trên cây, được ăn tại chỗ với những loại trái như chôm chôm, nhãn, cam, quýt, sầu riêng, bưởi, mận,… Chắc hẳn vị ngon ngọt, tươi rói sẽ mãi động lại trên đầu lưỡi của bạn khiến bạn sễ không thể quen được vùng đất Bến Tre.

Những vườn cây trĩu quả ngon ngọt sẽ khiến bạn muốn ăn mãi không thôi!

Bến Tre có biển đấy nhé!

Đừng tưởng rằng Bến Tre không có biển nhé, thật ra Bến Tre nằm giáp biển với những bãi biển như biển Thừa Đức thuộc Bình Đại, Bãi biển Tây Đô thuộc Thạnh Phú, Bãi như bãi Ngao, huyện Ba Tri. Điểm đặc biệt của những bãi biển này so với những bãi biển như Vũng Tàu, Nha Trang, Phan Thiết đó là nước biển ở đây cũng được phù sa bồi dưỡng nên không trong veo xanh ngắt, nhưng bù lại nguồn hải sản ở đây rất dồi dào, đến đây bạn có thể thỏa sức mà tận hưởng ăn hải sản mà không lo nghĩ.

Cồn Phú Đa

Nổi bật với cảnh quan thiên nhiên đẹp và trong lành nằm trong hệ thống các cồn nổi của Bến Tre, Cồn Phú Đa có biệt hiệu là “cồn ốc gạo”vì nơi đây có đặc sản đặc trưng chính là ốc gạo. Ốc ở đây vừa to vừa ngọt có thể chế biến các món như ốc gạo luộc, ốc gạo xào dừa, ốc gạo xào sả ớt, đặc biệt món bánh xèo nhân ốc gạo và nhiều món khác nữa. Ngoài ra bạn còn có thể tham quan các địa điểm trên cồn như Đình Thần Chùa Đa, Miếu Bà Chúa Xứ, nhà thờ Phú Đa,…

Chùa Vạn Phước

Ngôi chùa với màu vàng sáng lung linh được bao bọc chung quang là rừng cây ngập mặn tạo nên khung cảnh ngôi chùa như một viên ngọc tỏa sáng một vùng. Kiến trúc nơi đây được thiết kế hài hòa giữa cổng Tam quan bề thế cùng hình tượng cặp rồng vàng ngự hai bên cùng khu chánh điện uy nghi.

Bến Tre không chỉ có những địa điểm mang hương vị đặc trưng của miền Tây Nam Bộ mà còn có những địa điểm từng mang dấu ứng lịch sử một thời như Làng du kích Đồng Khởi nơi cái nôi của phong trào cách mạng miền Nam hình thành, Khu lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu nơi yên nghỉ của một con người yêu nước và vị thầy thuốc đáng kính của dân tộc ta.

Hãy một lần đến với Bến Tre để cùng hòa mình vào cảnh sắc miền Tây, cùng thả mình thưởng ngoạn trên dòng sông, len lõi trong các kênh rạch đan xen hàng dừa xanh rợp bóng mát, cùng hưởng thức hương vị trái cây chín ngọt, cùng lắng nghe đàn ca tài tử,… chắc hẳn bạn sẽ không thể nào quên vùng đất xứ dứa Bến Tre nay! Cùng đi nhé!